Hiện nay, màng phủ nông nghiệp được sử dụng rất phổ biến trong trồng trọt nhờ nhiều đặc tính ưu việt. Tuy nhiên, phần lớn người nông dân hiện nay vẫn chưa tận dụng tối đa các tính năng của loại bạt này để đem đến hiệu quả cao. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc tính cũng như giá cả của các loại màng nông nghiệp. Hãy cùng theo dõi ngay nào!
Màng phủ nông nghiệp – bạt che chống cỏ là gì?
Màng phủ nông nghiệp hay còn được gọi là màng bạt, bạt che chống cỏ. Sản phẩm này được sản xuất từ loại nhựa chuyên dụng, có tính dẻo và cán mỏng. Màng phủ nông nghiệp này chuyên dùng để phủ luống trồng cây nhằm tăng hiệu quả kinh tế của cây trồng.
Đặc điểm của màng phủ nông nghiệp
Trên thị trường hiện nay chỉ có duy nhất một loại màng nông nghiệp có mặt trên màu xám bạc còn mặt dưới có màu đen. Mặt trên có màu xám bạc nhằm phản xạ ánh sáng từ mặt trời lên các tán lá. Việc này giúp ngăn ngừa sự phá hoại của sâu bọ vì tán lá khuất sáng là nơi cư ngụ của chúng.
Đặc biệt, màu xám bạc này còn giúp điều hoà nhiệt độ cho phần đất ở gốc cây. Tính năng này nhờ vào đặc tính ít hấp thu ánh sáng mặt trời của màu sáng. Đồng thời ánh bạc sẽ giúp cây có thêm ánh sáng để quang hợp tốt hơn, nhất là vào những ngày mưa, ngày thiếu nắng.
Mặt dưới có màu đen nhằm hạn chế lượng ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp xuống mặt đất. Nó giúp cản trở sự phát triển tràn lan của cỏ dại. Bất kì nơi nào được phủ màng nông nghiệp này thì cỏ dại sẽ không mọc được, cây sẽ hấp thụ được nhiều dinh dưỡng từ đất hơn.
Dựa vào kích cỡ của màng, chúng được phân thành nhiều loại theo độ rộng của khổ như 0,9 m; 1 m; 1,2 m; 1,4 m và 1,6 m. Loại màng nông nghiệp có chiều rộng 1m là loại được dùng nhiều nhất. Mỗi cuồn đều có chiều dài bằng nhau và bằng 400 m.
Tuổi thọ của dòng sản phẩm này từ 1 đến 4 mùa vụ tương đương 6 đến 10 tháng tuỳ theo chất lượng của màng phủ và cách thức bảo quản.
Xem thêm:
- Giá bán lưới che nắng, lưới che thái lan trên thị trường
#1 Báo giá bạt nhựa tái sinh (bạt tái chế) bạt nilon lót sàn
Báo giá chi tiết các loại màng phủ nông nghiệp mới nhất hiện nay
STT | SẢN PHẨM | QUY CÁCH | ĐỘ DÀY | MÀU SẮC | ĐƠN VỊ | GIÁ BÁN VNĐ |
1 | Màng nông nghiệp (MV) | 1,0m x 400m | 14MIC | Đen | Cuộn | 299.000 |
2 | Màng nông nghiệp (VT) | 1,0m x 400m | 15MIC | Đen | Cuộn | 338.000 |
3 | Màng nông nghiệp (TP) | 1,0m x 400m | 16MIC | Đen | Cuộn | 364.000 |
4 | Màng nông nghiệp (RD) | 1,0m x 400m | 17MIC | Đen | Cuộn | 390.000 |
5 | Màng nông nghiệp (TL) | 1,0m x 400m | 18MIC | Đen | Cuộn | 403.000 |
6 | Màng nông nghiệp (TM) | 1,0m x 400m | 19MIC | Đen | Cuộn | 429.000 |
7 | Màng nông nghiệp (TT) | 1,0m x 400m | 21MIC | Đen | Cuộn | 468.000 |
8 | Màng nông nghiệp (888) | 1,0m x 400m | 24MIC | Đen | Cuộn | 520.000 |
9 | Màng nông nghiệp (PG) | 1,0m x 400m | 30MIC | Đen | Cuộn | 637.000 |
Ứng dụng của màng phủ nông nghiệp
Hiện nay, màng phủ nông nghiệp ngày càng được ưa chuộng và được sử dụng phổ biến trong trồng trọt với mục đích ngăn chạn cỏ dại và giảm sâu bọ. Việc canh tác các loại cây như: khổ qua, dưa gang, dưa hấu, dưa leo, dưa lưới, bí đao, dâu tây,… thường sử dụng loại màng này.
Ngoài ra, khi trồng các loại cây hoa màu như: cà chua, cà tím, đậu cô ve, bắp cải, súp lơ, su hào… màng nông nghiệp cũng được sử dụng. Bởi vì những loại cây này cũng được trồng thành từng luống nên việc sử dụng bạt phủ chống cỏ rất thuận tiện.
Xem thêm: Bảng báo giá lưới che nắng Thái Lan giá rẻ chất lượng bền đẹp
Ưu điểm của màng phủ nông nghiệp
Hạn chế côn trùng gây hại
Màu xám bạc của mặt trên phản xạ ánh sáng tốt, các tán lá cây đêu nhận được ánh sáng giúp xua đuổi côn trùng như rầy mềm, bù lạch hay bọ rầy dưa. Ngoài ra, các ấu trùng bọ rầy dưa phá hoại rễ cây dưa, sâu ăn tạp và sâu trưởng thành hay lẩn trốn dưới đất và lên phá hoại cây rau vào buổi đêm cũng bị diệt trừ rất nhiều.
Nhờ vậy, việc sử dụng màng nông nghiệp giúp giảm lượng thuốc trừ sâu trên rau và giảm số lần phun thuốc. Đặc biệt là vào giai đoạn ươm cây con ( khoảng 20 ngày sau khi trồng). Sự tấn công, phá hoại của các loài côn trùng gây hại là rất ít.
Hạn chế mầm móng bệnh hại
Màng nông nghiệp giúp cách ly các mầm bệnh từ trong đất hoặc từ rơm rạ ủ tấn công lên cây. Bề mặt màng phủ trơn láng và khô rất nhanh sau khi trời mưa, điều này giúp cho bộ lá chân luôn được khô ráo. Hạn chế sự phát triển của các loại nấm bệnh như nấm Rhizoctonia, Sclerotium trên gốc thân.
Hạn chế cỏ dại
Như đã nhắc đến ở trên, mặt đen của màng nông nghiệp cản trở ánh sáng mặt trời. Nó làm cho hạt cỏ bị chết vì thiếu ánh sáng để quang hợp. Người nông dân không cần phải làm cỏ trên luống trồng trong suốt mùa vụ. Việc sử dụng màng này giúp cây trồng không bị tranh dinh dưỡng và không bị sâu bọ, côn trùng tấn công.
Điều hoà độ ẩm mặt đất và giữ cấu trúc đất
Vào mùa nắng, mặt đất sẽ bị bốc hơi nước mạnh làm cho cây trồng bị thiếu nước. Tuy nhiên, khi sử dụng màng phủ, hơi nước bốc lên sẽ được giữ lại và thấm ngược trở lại đất. Điều này giúp cho đất luôn có độ ẩm ổn định, nông dân không tốn nhiều công tưới nước.
Còn vào mùa mưa, nhà nông thường gặp phải tình trạng cây bị úng nước. Với màng phủ nông nghiệp, nước mưa sẽ không rơi trực tiếp vào đất trên luống, do đó rễ cây sẽ không bị úng nước. Hơn nữa, màng còn giúp cho luống không bị xói mòn, giữ cho đất được tơi xốp trong suốt mùa vụ.
Giữ phân bón
Màng nông nghiệp còn giúp giảm sự bốc hơi của loại phân đạm (Ure), đồng thời làm giảm quá trình thẩm lậu và hạn chế phân bón bị trôi đi khi tưới nước hay khi trời mưa to.
Sự hấp thụ các chất dinh dưỡng như N, P, K, Ca, Mg của bộ rễ cây trồng khi sử dụng màng phủ được đánh giá là cao hơn 1,4 đến 1,5 lần so với khi không phủ màng. Hiệu quả của phân bón khi sử dụng cho cây trồng sẽ cao hơn.
Hạn chế độ phèn, mặn
Màng nông nghiệp giúp hạn chế sự bốc hơi nước khỏi mặt đất nên phèn và mặn sẽ được giữ lại ở tầng đất sâu, đất không bị tăng độ phèn, mặn. Nó giúp cho bộ rễ hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, cho năng suất cao hơn.
Tăng nhiệt độ đất
Màng phủ nông nghiệp giúp giữ ấm đất vào buổi đêm. Nhất là khi vào mùa lạnh hay mưa dầm, mặt đất bị lạnh khiến cho phần rễ cây kém phát triển. Việc dùng màng phủ sẽ duy trì ổn định nhiệt độ của đất, giúp bộ rễ cây phát triển ổn định hơn, cây tăng trưởng tốt.
Tăng giá trị sản phẩm
Nhờ vào việc cung cấp lượng ánh sáng đủ cho cây, màng nông nghiệp giúp cỏ trái có màu sắc đẹp. Trái khi thu hoạch không tiếp xúc với đất nên sạch sẽ hơn, giá bán cao hơn và tỉ lệ trái hỏng cũng ít hơn.
Nhược điểm của màng phủ nông nghiệp
Với nhiều ưu điểm trên, màng phủ chỉ có duy nhất một nhược điểm đó là về môi trường. Chúng được làm từ nhựa nên sẽ khó phân hủy ở điều kiện tự nhiên, gây ô nhiễm môi trường. Do đó, sau khi hết mùa vụ, chúng ta cần thu gom chúng lại để đốt hoặc chôn sâu vào đất.
Ngoài ra, giá màng phủ được cho là khá cao, nông dân cần vốn đầu tư ban đầu khá nhiều. Điều này gây khó khăn cho những người nông dân nghèo dù lợi nhuận khá là hấp dẫn.
Xem thêm: #1 Báo giá màng chống thấm HDPE, Bạt nhựa HDPE chống thấm giá rẻ tại xưởng – Hoà Phát Đạt
Lưu ý khi mua và sử dụng màng phủ nông nghiệp
Chọn loại màng phủ theo giống cây trồng
Đối với từng loại cây trồng sẽ có loại màng nông nghiệp phù hợp. Với những cây trồng dài hạn, và trồng trên luống như dưa hấu, dưa gang,… bạn nên lựa chọn các loại màng dày, khổ rộng. Những loại cây ngắn hạn và cũng được trồng trên luống như ớt, đậu cove, dưa leo, cà chua…bạn chỉ nên mua loại màng mỏng, khổ đơn và nhỏ đê tiết kiệm chi phí.
Sử dụng màng nông nghiệp theo mùa vụ
Theo kinh nghiệm từ nhiều người nông dân trước đây, bạn chỉ nên dùng màng nông nghiệp vào mùa khô hạn để giảm sự bốc hơi nước và giữ ẩm cho đất. Chúng sẽ giúp bạn đỡ công tưới nước thường xuyên.
Vào mùa mưa, đặc biệc với khí hậu ẩm tại Việt Nam, bạn không nên sử dụng màng phủ. Bởi vì, độ ẩm vào mùa này rất cao, nếu sử dụng thêm mạng phủ sẽ khiến cho đất ngậm nước, rễ cây dễ bị thối rữa, cây bị héo xanh.
Phòng ngừa hiện tượng tăng nhiệt trong đất
Ưu điểm giữ nhiệt cho đất vào buổi đêm sẽ bị biến thành nhược điểm vào mùa nắng. Nhiệt độ đất tăng lên làm cho các vi sinh vật có lợi cho cây trong đất bị chết, cây sẽ chậm lớn.
Bạn có thể hạn chế đất tăng nhiệt bằng cách tạo các kẽ hở trong đất để giúp nhiệt thoát ra bên ngoài. Hoặc dùng dao rạch từng đường từ 5 đến 10 cm để nhiệt được thoát ra. Đối với cây trồng như cà chua và ớt nếu bạn trồng khi thời tiết nắng nóng, thì nên trải một lớp mỏng rơm, rạ lên trên màng phủ để hạn chế đất tăng nhiệt và hạn chế tình trạng nám trái.
Tái sử dụng màng phủ cho mùa sau
Màng nông nghiệp có thể được tái sử dụng từ 3 đến 5 mùa vụ. Do đó, sau mỗi mùa vụ, bạn nên thu gom màng phủ lại, rửa sơ đất bám vào rồi cuộn lại cất ở nơi thoáng mát để có thể dùng cho mùa vụ kế tiếp. Tuy tốn khá nhiều công sức cho việc này, nhưng nó sẽ giúp bạn tiết kiệm không ít chi phí.
Đến đây hẳn các bạn đã hiểu rõ về các tính năng của màng nông nghiệp rồi đúng không ạ. Chúc các bạn lựa chọn mua được loại màng phủ phù hợp và sử dụng chúng môt cách hiệu quả nhất.
- Xem lại bài viêt:
- https://hoaphatdat.net.vn/mang-nong-nghiep-bat-che-nen-chong-co.html
- Quay lại trang chủ:
- https://hoaphatdat.net.vn/